Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

Thứ năm - 11/07/2024 22:59
z5625562759531 da4de5bd75252c9546c8508777b12d5c
Bác sỹ chuyên khoa I: Nghiêm Thị Hiền - Phó giám đốc trung tâm y tế huyện Chương Mỹ phát biểu tại hội nghị
z5625559004196 bc07acf25fc4860653b8c70f632951ee
Thực hiện chỉ đạo của Sở y tế Hà nội chiều ngày 11/7/2024  Trung tâm y tế Chương Mỹ tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu và tổ chức tập huấn trực tuyến về giám sát, xử lý, chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu theo kế hoạch của Sở y tế Hà Nội. sau đó màng lưới phòng chống dịch các xã thị trấn tập huấn phòng chống bệnh bạch hầu trực tuyến theo chương trình của Sở y tế. 
Thông tin về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch. Vi khuẩn bạch hầu sản sinh ra độc tố gây tổn thương đường hô hấp trên và có thể lan ra toàn cơ thể, gây biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. Hiện nay, vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi [1] và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi [2]. Đến nay, căn cứ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và theo xu hướng quốc tế [3], Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT trong đó bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.
Hiện tại Việt Nam hiện triển khai tiêm 05 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO [4] để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng. Cũng theo WHO, việc bổ sung liều vắc xin cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh [5]. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa  trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
2. Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
3. Người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống, không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại văc xin có chứa thành phần Bạch hầu.
Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Thông tin chi tiết liên hệ: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
 
[1] Vắc xin 5 trong 1 (thành phần Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib): mũi 1, mũi 2 và mũi 3 theo thứ tự vào 2,3 và 4 tháng tuổi
[2] Vắc xin DPT (thành phần Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván).
[3] Trên thế giới đã có hơn 100 quốc gia đã triển khai tiêm ít nhất 5 mũi vắc xin có thành phần bạch hầu, uốn ván cho trẻ (https://immunizationdata.who.int/global/wiise-detail-page/vaccination-schedule-for-country_name)
[4] https://www.who.int/publications/i/item/who-wer9231: Truy cập vào 11h00 ngày 11/7/2024
[5] Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hầu hết trẻ sơ sinh phát triển mức độ kháng thể bảo vệ sau khi hoàn thành đủ ba liều cơ bản (94-100% trẻ có mức kháng thể chống bạch hầu trên 0,01 IU/mL). Tuy nhiên, nếu không tiêm nhắc lại, khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian, do đó cần tiêm các liều nhắc lại để duy trì bảo vệ. Tại Bồ Đào Nha, phụ nữ đã hoàn thành ba liều cơ bản và ít nhất một liều nhắc lại không mắc bệnh sau 25 năm. Những người tiêm ít nhất 6 liều có mức kháng thể bảo vệ lên đến 38 năm. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thời gian bán rã của miễn dịch đặc hiệu với bạch hầu là 27 năm (KTC 95%: 18-51 năm). Dữ liệu từ Anh và Singapore cũng cho thấy mức kháng thể bảo vệ cao ở những người đã tiêm đủ liều theo khuyến cáo​. (https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/258681/WER9231.pdf?sequence=1)
 
z5616633904086 2c8bdb1e7bcc7c6e9d053be661f2e89a
 
z5616633904087 03f75eed252997381d68d0b88958dd12
 
z5616633904088 83fd6241981cf489b571c6fa89282e52
 
z5616633904040 88a4be0b9b492e5d01de1c0e095980e9
 
z5616633904084 f49826cb0611c172fa7b3da2e5b23dc3
 
z5616633904085 1c1b3589a2dad4f40d75f43ed9761c15
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây