Khám tầm soát miễn phí bệnh Tăng huyết áp và Tiều đường tại các Trạm y tế xã, thị trấn
2025-04-11T04:59:14-04:00
2025-04-11T04:59:14-04:00
https://trungtamytechuongmy.vn/tin-hoat-dong/tram-y-te-cac-xa-thi-tran-to-chuc-kham-sang-loc-tang-huyet-ap-va-tieu-duong-146.html
https://trungtamytechuongmy.vn/uploads/tin-tuc/z6491784171663_5b4e923d4affb8a2c3c98438061e3b11.jpg
Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ - Hà Nội
https://trungtamytechuongmy.vn/uploads/z5960304904676_90b29858fb9ca7bf85dc7a651b9f6685.jpg
Thứ sáu - 11/04/2025 00:24
Hiện nay, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm như Đái tháo đường, Tăng huyết áp đang tăng nhanh với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Nhóm bệnh này nguy hiểm ở chỗ tiến triển âm thầm trong cơ thể, nhiều trường hợp khi được phát hiện đã ở giai đoạn muộn, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề.
Nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh Tăng huyết áp (THA), Đái tháo đường (ĐTĐ) để tư vấn và đưa vào quản lý và điều trị, Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ xây dựng Kế hoạch số 91/KH-TTYT ngày 17/01/2025 về tổ chức hoạt động sàng lọc, đánh giá nguy cơ, phát hiện và tư vấn dự phòng một số bệnh không lây nhiễm cho người dân trên địa bàn. Trung tâm sẽ triển khai cho các Trạm y tế các xã, thị trấn tổ chức khám sàng lọc bệnh ĐTĐ và THA cho người dân trong cộng đồng.
Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là các bệnh mạn tính, không có khả năng lây từ người sang người, có thời gian phát triển chậm, kéo dài nhiều năm đòi hỏiđiều trị lâu dài gánh nặng bệnh tật do tỷ lệ tàn phế mất sức lao động và tử vongcao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe như thuốc lá,rượi, bia, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn không hợp lý, các yếu tố môi trường không thuận lợi. Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính hiện nay: Bệnh tim mạch, Tăng huyết áp, Ung thư, Đái tháo đường và các bệnh về phổi mạn tính.
Nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do mắc BKLN (THA, ĐTĐ) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Các trạm y tế xã, thị trấn phối hợp với Hệ thống y tế Medlatec đang triển khai khám tầm soát bệnh tăng huyết áp và tiểu đường tại trạm y tế và nhà văn hóa các thôn, xóm. Trung tâm y tế đề nghị mỗi người dân hãy dành thời gian đến Trạm y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Trong quá trình khám sàng lọc, người dân được đo huyết áp, đo các thông số về nhân trắc gồm: cân nặng, chiều cao, vòng eo, chỉ số khối cơ thể (BMI); Xét nghiệm đường máu lúc đói nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, người dân sẽ được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh…. Từ đó giúp người dân có hướng điều chỉnh, thay đổi lối sống, cách sinh hoạt cho phù hợp với tình trạng sức khỏe nhằm giảm các yếu tố nguy cơ, hạn chế tử vong do THA/ĐTĐ.
Trong thời gian tới, Trung tâm Y tế Chương Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hoạt động sàng lọc THA/ĐTĐ tại các xã, thị trấn còn lại nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tầm soát sớm để phát hiện bệnh và tuân thủ điều trị bệnh THA/ĐTĐ. Tại tuyến Y tế xã cần lồng ghép truyền thông, tư vấn và khuyến khích người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh của mình và chủ động đến cơ sở y tế để được tư vấn khám, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Bệnh Tăng huyết áp
- Tăng huyết áp – hay còn gọi là cao huyết áp – là một "kẻ giết người thầm lặng". Đây là một bệnh lý rất phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và thậm chí tử vong.
1.1 Tăng huyết áp là gì?
- Là tình trạng huyết áp của người bệnh cao hơn mức bình thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường là dưới 140/90 mmHg. Nếu huyết áp cao hơn mức này trong nhiều lần đo khác nhau thì được chẩn đoán là tăng huyết áp.
1.2 Các yếu tố nguy cơ của THA:
- Tuổi cao
- Di truyền
- Ăn mặn, ăn nhiều chất béo, ít rau
- Thừa cân, béo phì
- Ít vận động thể lực
- Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên
- Căng thẳng tâm lý kéo dài
1.3 Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp:
- Đột quỵ não
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim, suy thận
- Mù lòa
- Tử vong đột ngột
1.4 Cách phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp:
- Ăn nhạt, giảm muối trong bữa ăn
- Tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế mỡ động vật
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia
- Kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện sớm bệnh
- Tuân thủ điều trị nếu đã được chẩn đoán tăng huyết áp: uống thuốc đều đặn, không tự ý bỏ thuốc
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được nếu chúng ta có kiến thức và thực hiện lối sống lành mạnh. Hãy chủ động kiểm tra huyết áp, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình ngay từ hôm nay!
=> Vì một cộng đồng khỏe mạnh – hãy cùng nhau đẩy lùi tăng huyết áp!
2. Bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh mạn tính nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Đây là tình trạng cơ thể không sử dụng hoặc sản xuất đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi…
2.1. Những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường
- Người trên 40 tuổi
- Người thừa cân, béo phì
- Ít vận động
- Người có cha mẹ hoặc người thân bị tiểu đường
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường:
- Khát nước nhiều, tiểu nhiều lần
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, hoa mắt, nhìn mờ
- Vết thương lâu lành
- Nhiễm trùng thường xuyên
2.3. Biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Mù mắt do tổn thương võng mạc
- Suy thận dẫn đến phải chạy thận
- Tổn thương thần kinh gây tê tay chân
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ
- Hoại tử chi, phải cắt cụt chân tay
2.4. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường:
- Ăn uống hợp lý: giảm đường, tinh bột, hạn chế đồ ngọt
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có yếu tố nguy cơ
- Tuân thủ điều trị nếu đã mắc bệnh
=> Sức khỏe là vốn quý – hãy phòng ngừa bệnh tiểu đường từ hôm nay!