Ban Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ kiểm tra công tác đảm bảo y tế và chỉ đạo trạm y tế hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường trong khi ngập lụt và sau khi nước rút

Thứ sáu - 02/08/2024 20:45

Ngày 01/8/2024 BGĐ cùng một số khoa phòng đã vào làm việc với Ủy ban nhân dân xã Nam Phương Tiến và đi khảo sát thực tế tại vùng lũ để thống nhất phương án tổng vệ sinh môi trường, phun hoá chất và hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sau khi nước rút.
 


 

ĐC Dương Mạnh Hùng Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ khảo sát vệ sinh môi trường tại xã Nam Phương Tiến


Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa lũ, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ tiếp tục cử cán bộ xuống các địa bàn vùng lũ phối hợp cùng cán bộ y tế các xã, y tế thôn thực hiện tuyên truyền, cấp hóa chất CloraminB, hướng dẫn các hộ dân bị ngập lụt biện pháp giữ vệ sinh môi trường, cách xử lý nguồn nước để phòng, chống các dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ.
Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường khi ngập lụt và sau khi ngập lụt như sau:
1. Việc khử khuẩn sẽ thực hiện bằng hoá chất là CloraminB 25%:
- Liều lượng: 0,3gam bột CloraminB cho 30 lít nước
Có thể dùng thìa ước tính như sau:
+ 1 thìa canh đầy tương đương 10 gam;
+ 1/3 thìa bột cloraminB cho 300 lít;
+ 1 thìa cloraminB cho khoảng 1.000 lít nước (1m3 nước)
- Cách khử trùng:
+ Cho nước vào xô, chậu, dụng cụ chứa nước, tốt nhất dùng dụng cụ chứa nước có định lượng. Ví dụ sử dụng xô khoảng 10 - 20 lít;
+ Hòa tan CloraminB vào gáo nước rồi đổ vào dụng cụ chứa nước; Trộn đều, múc nước lên, khi thấy mùi Clo là được.
+ Dùng nước sau xử lý 30 phút.
+ Đun sôi trước khi dùng.
 

Các cán bộ y tế phát Cloramin B và hướng dẫn người dân các sử dụng


2. Quản lý gia súc, gia cầm và xử lý xác súc vật trong khi ngập lụt
- Gia súc và gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông gia súc, gia cầm để tránh làm ô nhiễm môi trường. Làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hóa chất khử trùng thông thường như: Vôi bột, Cloramin B.
- Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách ly hoặc đem tiêu hủy (chôn hoặc đốt) đúng theo quy định.
+ Trước khi chôn xác súc vật chết hoặc bị bệnh cần xử l‎ý bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng, tốt nhất là bao gói kín bằng vật liệu không thấm nước và chôn ở nơi đất cao xa nguồn nước và khu dân cư.
+ Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m, đổ 02 - 03kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, CloraminB) nồng độ cao (có thể tới 100mg/l CloraminB) rồi lấp đất, lèn chặt.
+ Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.
+ Trường hợp phải chôn ở nơi có nguy cơ ngập nước thì phải lèn chặt bằng đất đá không để xác súc vật nổi lên.
Những nơi có điều kiện có thể thiêu hủy xác động vật chết.
3. Xử lý môi trường xung quanh
-  Nước rút đến đâu, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.
- Khi nước rút hết: Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác gia súc vật chết, tẩy uế.
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.
- Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây